Chiếu xạ thực phẩm cần lưu ý gì trên bao bì đóng gói

ThaiDuong_logo-01.png

Trang chủ»Tin tức»Sự kiện nổi bật»Tin an toàn thực phẩm»Chiếu xạ thực phẩm cần lưu ý gì trên bao bì đóng gói

Chiếu xạ thực phẩm cần lưu ý gì trên bao bì đóng gói

Chiếu xạ thực phẩm khi đã đóng gói bao bì và những điều cần lưu ý

 

Việc chiếu xạ thực phẩm bị hạn chế trong quá khứ, nhưng hiện nay, việc sử dụng chiếu xạ thực phẩm ngày càng tăng do người tiêu dùng bắt đầu đánh giá cao những lợi ích của thực phẩm được chiếu xạ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt chiếu xạ thực phẩm làm phương pháp kiểm soát mầm bệnh trong thịt đỏ và các sản phẩm thịt chưa qua chế biến (1997). Từ đó, sự quan tâm đến việc sử dụng chiếu xạ thực phẩm tăng lên. Sự phê duyệt này đã dẫn đến nhiều nghiên cứu về các ứng dụng của chiếu xạ trong thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm thường được đóng gói sẵn trước khi đem đi chiếu xạ, nên khả năng các sản phẩm bị nhiễm phóng xạ từ vật liệu đóng gói chịu ảnh hưởng của bức xạ cần phải được đánh giá an toàn. Do đó, việc sử dụng các vật liệu đóng gói này phải được xem xét và phê duyệt theo quy định trước khi sử dụng. (Theo Tuổi trẻ) 

 

Nhãn sản phẩm đã qua chiếu xạ trên bao bì

 

Tùy thuộc từng mục đích chiếu xạ và loại thực phẩm mà thời gian và năng lượng chiếu xạ là khác nhau và không được vượt quá giới hạn quy định. Tại Việt Nam, Các cơ sở thực hiện chiếu xạ thực phẩm và thực phẩm sau chiếu xạ phải tuân thủ các quy định an toàn theo Quyết đinh số 3616/2004/QĐ-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2004 của Bộ Y tế. Cụ thể quyết định này ban hành về “Quy định vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ”. Việc ghi nhãn cũng bắt buộc doanh nghiệp tuân thủ. Nhãn thực phẩm sau chiếu xạ phải có dòng chữ: “Thực phẩm chiếu xạ” hoặc dán nhãn hiệu nhận biết thực phẩm chiếu xạ (biểu tượng radura - hình bên)

thực phẩm qua chiếu xạ

 

Vật liệu làm bao bì đóng gói thực phẩm chiếu xạ

 

Chiếu xạ có thể gây ra những thay đổi đối với bao bì có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi sinh vật xâm nhập của bao bì. Chiếu xạ cũng có thể tạo ra các sản phẩm phân giải phóng xạ có thể di chuyển vào thực phẩm, ảnh hưởng đến mùi, vị và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm.

 

Nhiều vật liệu đóng gói thực phẩm được làm từ polyme. Các tác động bức xạ lên polyme gây ra các phản ứng liên kết chéo hoặc cắt đứt chuỗi polyme. 

-   Liên kết chéo là sự liên kết của hai chuỗi polyme thông qua một cầu nối, dẫn đến sự gia tăng trọng lượng phân tử. Liên kết chéo trong nhiều loại nhựa và cao su về cơ bản chính là quá trình đóng rắn để thay đổi các tính chất cơ lý của polyme. Liên kết chéo do bức xạ chiếm ưu thế trong điều kiện chân không hoặc môi trường trơ.

- Hiện tượng cắt đứt chuỗi polyme là sự phân mảnh của các chuỗi polyme, dẫn đến giảm trọng lượng phân tử trung bình và chiếm ưu thế trong quá trình chiếu xạ khi có oxy hoặc không khí.

Bức xạ không ảnh hưởng đến tất cả các tính chất của polyme ở cùng một mức độ. Do đó, khi lựa chọn một loại polyme làm bao bì sản phẩm cụ thể, cần phải xem xét ảnh hưởng của bức xạ đến độ ổn định chung của vật liệu bao bì. 

 

Bao bì thực phẩm qua chiếu xạ

 

Nguồn chiếu xạ thực phẩm

 

Bức xạ dùng để chiếu xạ thực phẩm có thể là tia gamma (với đồng vị phóng xạ Co-60 hoặc Cesium-137), chùm điện tử (năng lượng cao lên đến 10 MeV) hoặc tia X (năng lượng cao lên đến 5 MeV): 

+ Tia gamma: Các tia gamma được sử dụng trong chế biến thực phẩm được lấy từ các nguồn phóng xạ coban-60 là chủ yếu. Đồng vị này phát ra 2 photon cho mỗi lần phân rã ứng với năng lượng 1,17 và 1,33 MeV.

+ Chùm electron: Được phát ra từ các máy gia tốc. Từ trường uốn cong quỹ đạo của electron, tạo bởi nam châm vĩnh cửu, bảo đảm electron chuyển động theo vòng tròn có bán kính mong muốn. Điện trường tăng tốc hạt, làm thay đổi độ lớn của xung lượng. 

+ Tia X: Trái ngược với các nguồn hạt nhân phóng xạ, phát ra các photon gần như đơn sắc (tia gamma), các nguồn tia X phát ra các photon rộng năng lượng phổ y. Các photon tia X khi mang đủ năng lượng có thể ion hóa nguyên tử và phá vỡ liên kết phân tử. Điều này làm cho nó trở thành một loại bức xạ ion hoá

 

Mỗi loại bức xạ có một năng lượng nhất định có thể tác động làm thay đổi bao bì. Cần chọn loại bức xạ phù hợp với bao bì hoặc ngược lại, chọn loại bao bì phù hợp với bức xạ được sử dụng

 

Hàng nghìn công dân mỹ phản đối việc FDA cho phép "dán nhãn sai" cho thực phẩm chiếu xạ

 

Hơn 28.000 công dân phản đối đề xuất của Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép ngành công nghiệp chế biến thực phẩm dán nhãn sai cho thực phẩm đã chiếu xạ. Cụ thể họ đã dùng các thuật ngữ thay thế như "thanh trùng", "tiệt trùng" hoặc thậm chí không thể hiện trên nhãn. Việc này dẫn đến người tiêu dùng không rõ ràng về việc liệu họ có đang mua thực phẩm đã bị chiếu bức xạ ion hóa liều cao hay không.

  

Giám đốc điều hành Wenonah Hauter của Food & Water Watch cho biết: “Người tiêu dùng có quyền biết liệu thực phẩm của họ có bị nhiễm bức xạ ion hóa hay không. “FDA nên thực hiện các quy tắc đảm bảo quyền đó".

 

Trên thực tế,

 

FDA cũng đã lưu ý rằng chiếu xạ có thể phá hủy vitamin, protein, axit béo thiết yếu và các chất dinh dưỡng khác. Hơn 80% vitamin A trong trứng và một nửa beta carotene trong nước cam đã bị phá hủy sau chiếu xạ (lượng dinh dưỡng bị giảm đi do chiếu xạ thấp hơn dùng các phương pháp xử lí nhiệt). Trong một số loại thực phẩm và bao bì, quá trình chiếu xạ tạo thành các hóa chất được biết đến hoặc bị nghi ngờ có thể gây ung thư và dị tật bẩm sinh. Xét riêng về bao bì đóng gói, việc chiếu xạ trên một số loại bao bì có thể tạo ra các hóa chất độc hại dễ bay hơi như benzen và toluen, những hóa chất này cũng được biết đến có thể gây ung thư và dị tật bẩm sinh. 

Dưới các nguy cơ này, các quy tắc ghi nhãn đối với thực phẩm được chiếu xạ một lần nữa được kiến nghị. Trong đó, yêu cầu thực phẩm được chiếu xạ phải mang biểu tượng radura và ghi chú: "được xử lý bằng chiếu xạ".

 

https://www.centerforfoodsafety.org/press-releases/859/citizens-consumer-groups-oppose-proposed-irradiation-labeling-change

 

Phương pháp phát hiện chiếu xạ thực phẩm


Cùng với việc yêu cầu ghi nhãn thực phẩm chiếu xạ. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lí an toàn thực phẩm là làm sao biết thực phẩm đã qua chiếu xạ hay chưa? Kiểm soát hợp lý việc chế biến thực phẩm qua chiếu xạ là rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế đối với thực phẩm đã chiếu xạ  và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng. Phân tích phát hiện quá trình chế biến thực phẩm bằng chiếu xạ là rất quan trọng để thực hiện kiểm soát chất lượng ở tất cả các cấp. Một phương pháp phát hiện chiếu xạ thực phẩm lý tưởng phải đo hiệu ứng bức xạ cụ thể, tương ứng với liều lượng và không bị ảnh hưởng bởi các thông số xử lý và điều kiện bảo quản hoặc khoảng thời gian giữa quá trình chiếu xạ và phân tích.

Việc phát hiện thực phẩm được chiếu xạ chủ yếu dựa trên sự phân giải phóng xạ của lipid, biến đổi axit amin, biến đổi DNA, biến đổi carbohydrate, hình thành các gốc tự do, giải phóng khí hydro, thay đổi tải lượng vi sinh vật, đo sự khác biệt sinh học và các phương pháp vật lý khác 

Một số phương pháp phát hiện thực phẩm chiếu xạ đã được nghiên cứu. Bao gồm cộng hưởng spin điện tử (ESR), phương pháp phát quang, phương pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học.

-   ESR đo nồng độ của các gốc tự do trong vật chất được chiếu xạ.

-   Các phương pháp phát quang đo lường sự hiện diện của các phân tử bị kích thích như sự phát xạ ánh sáng khi vật liệu nung nóng (phát quang nhiệt, TL).

-   Các phương pháp vật lý dựa trên những thay đổi về đặc tính vật lý của vật chất, ví dụ: độ nhớt (6).

-  Các phương pháp hóa học dựa trên phép đo các sản phẩm phóng xạ, ví dụ, sử dụng sắc ký khí (GC) để đo các sản phẩm phóng xạ dễ bay hơi như ankan, anken và 2-alkylcyclobutanones trong thực phẩm chứa chất béo hoặc các hợp chất không bay hơi như 6- ketocholesterol và o-tyrosine.

-   Các phương pháp sinh học dựa trên các phép đo về sự thay đổi của các vi sinh vật sống được hoặc những thay đổi trong quá trình nảy mầm của thực vật do chiếu xạ.

Trong đó: Phương pháp ESR phù hợp cho thực phẩm có xương, vỏ..., TL phù hợp với thực phẩm chứa các hạt bụi khoáng và GC phù hợp cho thực phẩm chứa chất béo

 

(Tham khảo https://www.fda.gov/food/irradiation-food-packaging/overview-irradiation-food-and-packaging )

 

Tại Việt Nam, hệ thống phát hiện chiếu xạ thực phẩm Lexsygsmart tl/osl reader là một trong những giải pháp cho kiểm tra chiếu xạ thực phẩm hiệu quả cho các cơ quan chức năng trong công cuộc bảo vệ người tiêu dùng. Thái Dương là nhà cung cấp đầu tiên tại Việt Nam hệ thống nhỏ ngon thiết kể linh hoạt này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này tại: 

 

https://thaiduong-solution.vn/san-pham/thiet-bi-co-ban/thiet-bi-khac/he-thong-phat-hien-chieu-xa-thuc-pham.html

 

Hoặc liên lạc với chúng tôi qua: 

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP THIẾT BỊ THÁI DƯƠNG

Địa chỉ: 210/12 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, TP HCM

Tel: 0985 554 054 

 

 Email: operation@thaiduong-solution.com

 

Đối tác

hplconsult
sartorius
bioair
alp autoclave
memmert