Top 5 chất khử khuẩn phổ biến cho súng phun diệt khuẩn

ThaiDuong_logo-01.png

Trang chủ»Tin tức»Top 5 chất khử khuẩn phổ biến cho súng phun diệt khuẩn

Top 5 chất khử khuẩn phổ biến cho súng phun diệt khuẩn

I. Súng phun diệt khuẩn

 

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Số ca nhiễm COVID 19 liên tục tăng cao. Nhu cầu khử khuẩn nhà cửa, khu vực làm việc, thang máy, khu vực sinh hoạt chung càng lúc càng trở nên phổ biến. Các bình xịt cầm ty nhỏ cho vùng phun xịt khá hẹp, áp lực xịt không đủ mạnh nên hạt phun thường không nhỏ mịn. Việc này gây tốn hóa chất, và dung dịch khử khuẩn còn tồn dư trên các bề mặt có thể gây kích ứng, rít da hoặc khó chịu. 

Lựa chọn được loại súng phun sương chất lượng tốt còn cần các loại hóa chất phun diệt khuẩn phù hợp. 

Bán súng phun khử trùng sát khuẩn cầm tay Nano K5 giá rẻ

 

Hôm nay Thái Dương sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại hóa chất phổ biến trên thị trường có tác dụng diệt khuẩn. Qua đó, các bạn có thể tìm mua để sử dụng cho súng phun diệt khuẩn của mình.

 

II. Một số chất khử khuẩn cho súng phun diệt khuẩn:

 

1. Muối amoni bậc 4

 

Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường ruột, cầu khuẩn gây bệnh, nấm men và các tác nhân gây bệnh khác. Hóa chất này sử dụng cho xịt khử trùng tại bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà hàng, gia đình... khử trùng nhà vệ sinh, sàn nhà, các thiết bị dụng cụ…, không gây kích ứng da. 

Muối amoni bậc 4 điển hình như BKC có bọt và độ nhớt nhất định nên cũng cần lưu ý khi pha loãng dùng cho súng phun diệt khuẩn.

 

Benzalkonium chloride dùng cho súng phun diệt khuẩn

2. Cloramin B

Có khả năng sát khuẩn cao. Tuy nhiên hóa chất này khá đôc. Chloramin B có thể gây độc đối với người tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ như: Tổn thương da, làm da bị nóng rát và khó chịu. Tổn thương mắt ở giác mạc, thậm chí làm mù mắt. Tổn thương hô hấp làm co thắt cơ trơn, khó thở... Do đó, tuyệt đối không nên tự ý dùng Cloramin B cho súng phun khử khuẩn cá nhân. Sau khi phun cloramin B, cũng cần tránh mặt ít nhất 2 tiếng 

 

3. Hydrogen peroxide (H2O2):

Sở hữu tính oxy hóa mạnh được dùng để khử trùng, tẩy màu, trung hòa Clo dư. H202 trong công nghiệp được sử dụng để khử trùng nước bể bơi, tẩy trắng, tẩy uế đồ vật, sàn bệnh viện, loại bỏ các vết ố vàng trên nền gạch, khử sắt (Fe) trong nước giếng khoan. H2O2 đậm đặc dễ cháy nổ nên cần lưu ý chỉ sử dụng hàm lượng loãng để phun khử khuẩn. Hiện nay thị trường cũng có những loại thiết bị tạo H2O2 dạng hơi liên tục, thay vì phải sử dụng súng phun diêt khuẩn. Ví dụ công nghệ phóng điện ion hóa của Tadiran, công nghệ NCC của ReSPR. 

 

4. Hypochlorite (ClO-):

Dùng để diệt khuẩn cho rau, củ, quả.

 

Ngâm rửa thuốc trừ sâu, nấm mốc,...

 

NaClO dùng để tẩy trắng và sát khuẩn bề mặt các thiết bị, dụng cụ, khăn lau sử dụng trong chế biến thực phẩm (như khay đựng thức ăn, thớt cắt, mặt bàn thao tác, tủ đông, bề mặt thiết bị,bình chứa, v.v.)

 

Hypochlorous acid (HClO):  Là một chất oxy hóa diệt khuẩn mạnh gấp 80 lần NaClO. HClO giúp tiêu diệt vi khuẩn. rất hiệu quả trong việc chốnq lại nấm, vi rút và vi khuẩn xâm nhập. HClO hoàn toàn vô hại cho cơ thể con người. HClO hiện được sử dụng rộng rãi trong y tế, an toàn thực phẩm, xử lý nước và vệ sinh môi trường. WHO cũng quy định HOCl trong danh sách chất khử trùng chống lại COVID 19. FDA cho phép sử dụng HOCL ở hàm lượng <60ppm cho thực phẩm. 

Bạn có thể dùng HClO phun xịt khử khuẩn.

Dùng dung dịch diệt khuẩn HClO cho súng phun khử khuẩn khá an toàn. Tuy nhiên, HOCL ở hàm lượng cao có mùi hơi khó chịu.

HClO phun khử khuẩn cho súng phun được khuyến khích bạn sử dụng ở nồng độ 80-100ppm. 

 

HClO hiện có thương mại trên thị trường bởi một số hãng như HypoClean - Công nghệ Kanazawa (Nhật), Arusan (Aruwa), AquaCleanse (Mỹ), ...

5. Cồn

Ethanol (C2H5OH) hoặc Isopropanol (C3H7OH) là 2 loại cồn chủ yếu thường được sử dụng để diệt khuẩn hiện nay. Hiện nay cồn isopropanol cũng được sử dụng cho khăn lau khử khuẩn trên máy bay của nhiều hãng hàng không. Isopropanol sát khuẩn tốt hơn nhưng dung dịch có mùi và dễ kích ứng hơn cồn Ethanol.

Khi phun khử khuẩn bằng cồn Ethanol. Cần lưu ý về khả năng cháy nổ của cồn. Tránh phun xịt dưới hầm để xe, khu vực nắng nóng hoặc có nhiều máy móc, hóa chất, vật dụng dễ cháy. 

 

Cồn dùng cho súng phun diệt khuẩn

 

Cồn có tác dụng diệt vi khuẩn, virus do có khả năng làm biến tính protein và làm tan lipid của chúng. Nồng độ tối ưu nên từ 65% đến 70%. Trong y tế thường sử dụng C3H7OH 70% để sát khuẩn và đa số các dung dịch rửa tay nhanh đều có nồng độ cồn khoảng 70%.

 

Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích và các bạn tìm được loại hóa chất phù hợp cho súng phun diệt khuẩn của mình! 

 

 

Đối tác

hplconsult
sartorius
bioair
alp autoclave
memmert