MÁY LY TÂM
Máy ly tâm là một thiết bị phổ biến và quen thuộc trong hầu hết các phòng thí nghiệm. Chất lượng , giá cả và tuỳ vào mục đích sử dụng mà người ta chọn các loại máy ly tâm khác nhau, dưới đây là top 5 loại máy ly tâm thường được sử dụng nhất:
- Máy ly tâm đa năng HERMLE 206A, Z306, Z326, ….
- Hãng sản xuất : Hermle- Đức
- Máy ly tâm MYFUGE 12
- Hãng sản xuất: BenchMark - Mỹ
- Máy ly tâm của hãng HETTICH (Đức)
- Máy ly tâm lạnh MIKRO (Malaysia)
- Máy ly tâm Gemmy (Đài loan)
(xem chi tiết 1 số dòng máy ly tâm phổ biến: https://thaiduong-solution.vn/san-pham/thiet-bi-co-ban/may-ly-tam.html
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY LY TÂM HIỆN ĐẠI.
Năm 1659, Christiaan Huygebs là nhà toán học, thiên văn học và vật lý học người Hà Lan đã tạo ra thuật ngữ lực ly tâm trong công trình của mình. Năm 1864, Antonin Prandtl đề xuất ý tưởng về máy ly tâm sữa để tách kem khỏi sữa, đây cũng là bước đầu tiên cho các sản phẩm sữa hiện đại với một lượng chất béo xác định. Năm 1869, Friedrich Miescher, một bác sĩ, nhà sinh vật học người Thụy Sĩ, là người đầu tiên áp dụng biện pháp ly tâm trong phòng thí nghiệm. Từ một hệ thống ly tâm thô sơ do ông phát triển, Miescher đã có thể tách thành công axit nucleic từ nhân của các tế bào bạch cầu, đây là một bước phát triển quan trọng trong việc phát hiện ra sự di truyền AND. Năm 1877, nhà phát minh Gustaf de Laval đã giới thiệu máy tách sữa ly tâm vận hành bằng hơi nước với tốc độ 4000 vòng/phút, cho phép chế biến sữa quy mô lớn.
Vào những năm 1900, những tiến bộ lớn về ly tâm đã dẫn đến những đột phá về y học. vào năm 1920, nhà hóa học người Thụy Điển Theodor Svedberg đã phát triển một máy siêu ly tâm có thể đạt 900.000g, cho phép các nhà nghiên cứu cân chính xác các protein.
Đi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật ly tâm và các cải tiến đã phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY LY TÂM
Máy ly tâm được đặc tên từ lực ly tâm (F=mv2/R) – lực ảo kéo các vật thể quay ra ngoài. Lực ly tâm tỷ lệ thuận với khối lượng, bình phương tốc độ quay và tỷ lệ nghịch với bán kính của vòng cung. Khi máy ly tâm hoạt động, các nguyên liệu sẽ chuyển động quay cùng với rotor của máy ly tâm. Lực ly tâm sẽ làm cho các cấu tử có khối lượng riêng khác nhau phân lớp theo gia tốc trường lực, những phân tử nặng hơn sẽ di chuyển về phía xa và phân tử nhẹ hơn sẽ ở gần trung tâm của rotor.
Dựa vào đặc tính trên người ta thường dùng máy ly tâm để tách các pha rắn ra khỏi pha lỏng và tách hai pha lỏng có khối lượng riêng khác ra khỏi nhau.
PHÂN LOẠI MÁY LY TÂM
Máy ly tâm có thể thể được phân loại như sau:
-
Theo quá trình phân ly: máy ly tâm lắng, máy ly tâm lọc.
-
Theo phương thức làm việc: máy ly tâm làm việc gián đoạn, máy ly tâm làm việc liên tục và máy ly tâm tự động.
-
Theo kết cấu bộ phận tháo bã: máy ly tâm tháo bã bằng dao, máy ly tâm tháo bã bằng vít xoắn, máy ly tâm tháo bã bằng pittông
-
Theo yếu tố phân ly: máy ly tâm thường và máy ly tâm siêu tốc.
-
Phân loại theo kết cấu trục và ổ đỡ: Máy ly tâm ba chân và máy ly tâm treo.
-
Theo nguyên liệu ly tâm: máy ly tâm chất lỏng, máy ly tâm khí.
CẤU TẠO CỦA MÁY LY TÂM DÙNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Máy ly tâm gồm có 4 bộ phận chính, bao gồm:
Phần quay: gồm động cơ có tốc độ quay lớn, hệ thống giảm rung chấn, rotor và adapter
Phần điều khiển: gồm một bảng mạch điều khiển với các nút điều khiển tắt mở, tốc độ vòng quay, thời gian ly tâm và nhiệt độ buồng ly tâm.
Hệ thống cảm biến: gồm cảm biến đóng cửa, cảm biến bất đối xứng, cảm biến quá tải, cảm biến rotor, cảm biến nhiệt độ.
Thùng máy: gồm thân máy là gá đỡ cho các bộ phận của máy ly tâm, buồng ly tâm là một hộp kín đảm bảo quá trình ly tâm diễn ra an toàn.
CÁC HƯỚNG DẪN KHI SỬ DỤNG MÁY LY TÂM PHÒNG THÍ NGHIỆM
Đặt máy ly tâm trên một mặt phẳng nằm ngang với bề mặt cứng, bằng phẳng và khó trượt.
Chọn rotor phù hợp với thể tích và tốc độ cần ly tâm.
Mở nguồn, điều chỉnh nhiệt độ buồng ly tâm về nhiệt độ mong muốn.
Gắn ống mẫu vào máy ly tâm. Lượng mẫu nạp vào ống không nên quá đầy, tốt nhất là 2/3 ống và nắp ống cần được vặn chặt. các ống mẫu cần được đặt đối xứng nhau và cân bằng về trọng lượng. Đóng nắp rotor để đảm bảo an toàn khi vận hành.
Đóng nắp máy cẩn thận, một số máy sẽ hiển thị đã đóng nắp trên bảng điện tử.
Chọn chế độ làm việc: bao gồm tốc độ quay của rotor, thời gian quay.
Ấn công tắc cho máy chạy và theo dõi quá trình hoạt động.
Khi quá trình quay kết thúc, rotor sẽ giảm tốc độ đến khi dừng hẳn và đồng hồ chỉ tốc độ rotor hiển thị về 0, ấn nút mở nắp máy, mở nắp rotor để lấy ống mẫu ra ngoài.
Quá trình ly tâm thường làm lạnh buồng ly tâm và nước hay đọng trong buồn ly tâm. Do đó, cần lau sạch rotor và buồng ly tâm sau khi sử dụng. Đóng nắp rotor, nắp máy và tắt nguồn khi kết thúc quá trình sử dụng.
ỨNG DỤNG CỦA MÁY LY TÂM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Trong phòng thí nghiệm y tế: dùng để tách các thành phần trong máu như hồng cầu, huyết tương, bạch cầu, ly tâm nước tiểu, dịch…
Trong phòng thí nghiệm sinh học: máy ly tâm dùng để tách các hỗn hợp vi sinh, chất nhầy (sinh khối)
Trong phòng thí nghiệm hóa học: máy ly tâm được dùng để tách các chất trong hỗn hợp các chất hòa tan, lắng kết tủa, huyền phù…
Trong sản xuất dược liệu: tách chiết các thành phần huyền phù, tinh dầu…
Xem thêm các thiết bị xử lý mẫu khác